Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh mà nhiều người cao tuổi thường gặp phải. Bệnh này thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, chân tay bị run cứng. Để hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson, hãy cùng dưỡng lão An Bình tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh Parkinson
Ở giai đoạn sớm các triệu chứng của bệnh Parkinson hay gặp có thể như sau: mệt mỏi, đau cơ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản (đi tất, đi giầy, tra chìa khóa…), rối loạn chữ viết (chữ viết nhỏ dần), táo bón, trầm cảm, kéo lê một chân hoặc giảm hoạt động một tay khi vận động, bong vảy da ở mặt, gối. Cũng có khi triệu chứng sớm là run khi nghỉ không liên tục, kín đáo.
Khi điển hình bệnh Parkinson biểu hiện bằng ba triệu chứng cơ bản là:
-
Run thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu. Run có thể tạm mất khi vận động nhưng sau đó lại tái diễn. Khi ngủ hết run, xúc động tăng run. Tuy nhiên, có trường hợp hoàn toàn không run.
-
Cứng đơ: là một trong các triệu chứng quan trọng nhất, chân tay cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng.
-
Giảm vận động: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, của chân tay, nhất là khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt.
-
Các triệu chứng khác: thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, rối loạn cương, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu (khoảng 35 đến 40%). Một số ít có thể có ảo thị, hoang tưởng, trí tuệ còn tốt, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…
Tiến triển của bệnh Parkinson
-
Giai đoạn 1: Có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt.
-
Giai đoạn 2: Có các dấu hiệu ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng.
-
Giai đoạn 3: Có triệu chứng cả 2 bên cơ thể có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
-
Giai đoạn 4: Bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần.
-
Giai đoạn 5: Bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được.
Phòng ngừa bệnh Parkinson
Các biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson như sau:
-
Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.
-
Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
-
Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
-
Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu...
-
Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
-
Có chế độ tập thể dục khoa học.
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?
Parkinson không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể sử dụng các phương pháp khác như: Thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu,… để làm chậm tiến triển và cải thiện triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà sẽ có nhiều phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson.
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc chữa Parkinson có thể giúp người bệnh kiểm soát các vấn đề về đi lại, vận động và tình trạng run rẩy. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc để làm tăng hoặc thay thế dopamine như:
-
Thuốc đồng vận dopamine.
-
Thuốc thay thế dopamine.
-
Thuốc ức chế dị hóa dopamine.
-
Thuốc kháng tiết cholin.
Phẫu thuật điều trị
Nếu sử dụng thuốc vẫn không thể cải thiện đáng kể các dấu hiệu của bệnh Parkinson thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật tương ứng như:
-
Làm tổn thương cấu trúc nhỏ trong não để thay đổi chức năng não bộ.
-
Phương pháp kích thích não sâu (DBS).
-
Phẫu thuật cấy ghép mô thần kinh.
-
Sử dụng tia gamma để điều trị.
Phương pháp phục hồi chức năng
Khi bệnh đang ở những giai đoạn đầu, việc sử dụng vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng vận động của bệnh nhân. Vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu với các bài tập thể dục đều đặn có thể giúp người bệnh tăng cường thể lực. Người bệnh Parkinson có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại nhà để cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
Hy vọng, qua những chia sẻ trên của
dưỡng lão An Bình, mọi người đã có thêm những thông tin hữu ích để phòng tránh và điều trị bệnh Parkinso ở người cao tuổi đúng cách. Bên cạnh đó, nếu cần tư vấn cụ thể hơn hay có nhu cầu tìm một địa chỉ
chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
SUỐI NGỌC GARDEN - KHU NGHỈ DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI
Địa chỉ: Thôn Cố Đụng 1, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Hotline: 0835 99 66 88/ 098 559 8282
Website: www.tasluxury.vn