Logo
(+84) 835 99 66 88
news-top

Các ngày lễ: Tết Dương lịch (01/01 Dương lịch)

news-top

Các ngày lễ: Tết Nguyên đán (Tết Âm) Tân Sửu

news-top

Các ngày lễ: 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ

news-top

Các ngày lễ: Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch

news-top

Các ngày lễ: 20/3: Ngày Quốc tế Hạnh phúc

news-top

Các ngày lễ: 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/4: Ngày Cá tháng Tư

news-top

Các ngày lễ: 30/4: Ngày giải phóng miền Nam

news-top

Các ngày lễ: 1/5: Ngày Quốc tế Lao động

news-top

Các ngày lễ: 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

news-top

Các ngày lễ: 13/5: Ngày của mẹ

news-top

Các ngày lễ: 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi

news-top

Các ngày lễ: 6/6: Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 17/6: Ngày của cha

news-top

Các ngày lễ: 21/6: Ngày báo chí Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 28/6: Ngày gia đình Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 11/7: Ngày dân số thế giới

news-top

Các ngày lễ: 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ

news-top

Các ngày lễ: 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 19/8: Ngày tổng khởi nghĩa

Thực hành khám bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính trong bối cảnh dịch bệnh covid-19

Ngày đăng: 27/09/2021
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị nhiễm dịch bệnh COVID-19, nhất là những người cao tuổi có bệnh nền như: hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính ... sẽ có nguy cơ dễ mắc phải khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc khám bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng quan trọng.
1. Các tình huống cần thăm khám tại nhà
  • Bệnh nhân cần thăm khám đánh giá định kỳ theo quy định.
  • Bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân diễn biến nặng đột ngột
  • Bệnh nhân không có khả năng đi lại
  • Bệnh nhân người cao tuổi cô đơn
  • Bệnh nhân đang cách ly tại nhà, địa bàn bị phong tỏa.

2. Phương tiện, dụng cụ cần chuẩn bị khi thăm khám tại nhà
  • Chuẩn bị nhân lực đến khám tại nhà: bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên, nhân viên hỗ trợ…
  • Bệnh án điều trị ngoại trú của bệnh nhân
  • Bộ dụng cụ thăm khám thông thường (máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, máy đo SpO2 cầm tay)
  • Bộ dụng cụ sơ cấp cứu bao gồm cả Túi Oxy nếu cần
  • Hộp thuốc cấp cứu khi cần
  • Các trang thiết bị dụng cụ khác: dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, cân trọng lượng cơ thể, máy đo đường huyết mao mạch, máy khí dung…
  • Trang bị bảo hộ thực hiện theo hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 (nếu bệnh nhân trong diện cách ly).

3. Nội dung, trình tự các bước thăm khám tại nhà
  • Đặt lịch hẹn thăm khám với bệnh nhân và người nhà (đánh giá tình trạng bệnh nhân trước khi thăm khám để mang theo các dụng cụ thăm khám phù hợp)
  • Đánh giá tổng quát các vấn đề cấp cứu (nếu có) và hướng xử trí
  • Sàng lọc các trường hợp nguy cơ nhiễm COVID-19 để xử trí theo quy định.
  • Thực hiện các thăm khám toàn diện thường quy của từng loại bệnh.
  • Nhận định, đánh giá về tình trạng của bệnh nhân cả về bệnh tật cũng như tình trạng hạn chế vận động, tinh thần và các nhu cầu hỗ trợ chăm sóc về xã hội.
  • Thảo luận với bệnh nhân và người nhà về hướng xử trí, kết quả quản lý điều trị nếu đánh giá bệnh nhân theo định kỳ.
  • Kê đơn, cấp phát thuốc tại nhà nếu cần.
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc theo đơn, lịch hẹn khám lại; kết hợp tư vấn giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và người nhà; sàng lọc các trường hợp tiếp xúc, có nguy cơ cao hoặc nghi nhiễm COVID-19; giám sát thực hiện các trường hợp cách ly tại nhà nếu có.
  • Để lại số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần. Cho số điện thoại 24/7 tại Trạm Y tế (nếu có). Hướng dẫn người nhà trong trường hợp cần các chăm sóc y tế, hỗ trợ xã hội khẩn cấp cần thông báo với Trạm Y tế để nắm bắt tình hình, có các tư vấn phù hợp, hẹn đến khám, giới thiệu chuyển tuyến, gọi cấp cứu,…

4. Hội chẩn, kết nối, vận chuyển bệnh nhân trong trường hợp cần thiết
Tư vấn qua điện thoại, hội chẩn trực tuyến, từ xa đối với các trường hợp cần sự hỗ trợ của tuyến trên. Thực hiện vận chuyển cấp cứu và chuyển tuyến lên các cơ sở y tế tuyến trên phù hợp khi cần thiết.
 
PHỤ LỤC 1
Điều trị ban đầu khi có dấu hiệu nghĩ tới cơn hen cấp tại TYT xã/phường
 
 
 
PHỤ LỤC 2
Sơ đồ xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại TYT xã
 
098 559 8282