Logo
(+84) 835 99 66 88
news-top

Các ngày lễ: Tết Dương lịch (01/01 Dương lịch)

news-top

Các ngày lễ: Tết Nguyên đán (Tết Âm) Tân Sửu

news-top

Các ngày lễ: 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ

news-top

Các ngày lễ: Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch

news-top

Các ngày lễ: 20/3: Ngày Quốc tế Hạnh phúc

news-top

Các ngày lễ: 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/4: Ngày Cá tháng Tư

news-top

Các ngày lễ: 30/4: Ngày giải phóng miền Nam

news-top

Các ngày lễ: 1/5: Ngày Quốc tế Lao động

news-top

Các ngày lễ: 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

news-top

Các ngày lễ: 13/5: Ngày của mẹ

news-top

Các ngày lễ: 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi

news-top

Các ngày lễ: 6/6: Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 17/6: Ngày của cha

news-top

Các ngày lễ: 21/6: Ngày báo chí Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 28/6: Ngày gia đình Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 11/7: Ngày dân số thế giới

news-top

Các ngày lễ: 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ

news-top

Các ngày lễ: 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 19/8: Ngày tổng khởi nghĩa

Tại sao nhiều người già chọn khu nghỉ dưỡng lão?

Ngày đăng: 20/03/2023
Thực tế từ nhiều Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi cho thấy, có nhiều người già vào sống nhà dưỡng lão là sự lựa chọn của chính các cụ. Người thì neo đơn, người con cái bận làm ăn không có thời gian chăm sóc, người muốn có một nơi yên tĩnh dưỡng già...
Sự lựa chọn của nhiều người già
 
Là một trong gần 100 cụ đến sống tại các khu nghỉ dưỡng lão nhiều năm nay, một cụ ông chia sẻ: "Ngày thường, các con đi làm, các cháu đi học, tôi ở nhà trông nom nhà cửa và làm việc nhà đỡ đần con cháu. Đến khi các cháu nghỉ hè, tôi lại muốn có thời gian nghỉ ngơi nên đăng ký vào đây sống, coi như đi an dưỡng".
 
Một cụ bà năm nay trên 75 tuổi, khỏe mạnh, minh mẫn, tâm sự: "Con cháu rất thương, nhưng chúng bận bịu, đi làm tối ngày. Có hôm tôi đi ngủ chưa thấy chúng về, sáng dậy mở mắt chúng đã ra khỏi nhà từ bao giờ. Nhà dưỡng lão có nhiều cụ cùng cảnh, tôi nói với con nguyện vọng muốn vào đây". Chỉ vào chiếc smartphone, cụ nói: "Tuần nào con cháu cũng ghé thăm, nhưng mấy tháng nay do dịch bệnh, khu nghỉ dưỡng thực hiện cách ly, nên bà cháu, mẹ con trò chuyện qua điện thoại này cho vơi nỗi nhớ nhà".
 
 
Tại nhà dưỡng lão có nhiều cụ rất khỏe mạnh, minh mẫn, song có nhiều cụ mắc bệnh của người già, trong đó nhiều cụ mắc hai bệnh khiến con cái rất vất vả trong chăm sóc, là bệnh rối loạn tâm thần tuổi già và bị tai biến gây liệt người. Với bệnh rối loạn tâm thần tuổi già, các cụ thường gây nhiều bức xúc cho người thân trong gia đình. Như có trường hợp cả nhà đi vắng, cụ ông mở hết các cửa nhà, nếu cụ ở nhà một mình sẽ rất nguy hiểm. Có cụ cứ hễ con đi vắng là di chuyển đồ đạc phòng này lẫn phòng kia… Người già sau tai biến thường không minh mẫn, nếu không có điều kiện chăm sóc, theo dõi sát sao rất có thể có những tình huống bất ngờ xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe, nên nhiều gia đình đã lựa chọn phương án đưa các cụ vào sống tại nhà dưỡng lão.
 
Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình con cháu không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khoẻ cho bố mẹ, ông bà một cách chu đáo. Vì thế một khu ngh dưỡng lão hiện đại sẽ thay những người con, vì mưu sinh quá bận rộn không đủ thời gian chăm sóc bố mẹ, ông bà. "Chúng tôi cũng khẳng định được công việc mình làm khi được xã hội chấp nhận và ủng hộ, góp phần không nhỏ vào công cuộc xã hội hóa y tế, tạo cho người cao tuổi có một cuộc sống vui vẻ, sống khỏe, sống có ích. 

 
Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở nhà dưỡng lão
 
Theo các chuyên gia, người già bao giờ cũng muốn sống cùng con cháu, ở nơi chôn rau cắt rốn của mình. Với những người già con cái có điều kiện chăm sóc, cha mẹ sống trong ngôi nhà của mình với con cháu vẫn là điều tuyệt vời nhất. Nhưng, nếu con cái không có điều kiện chăm sóc bố mẹ thì nên chọn nhà dưỡng lão để gửi gắm. Cuộc sống hiện đại, cháu thì đi học bán trú, học thêm; con đi làm cả ngày, gặp nhau cũng khó, các cụ vào nhà dưỡng lão sẽ có bầu, có bạn. Các cụ được chăm sóc từ miếng ăn, đến giấc ngủ, giữ gìn sức khoẻ… Điều quan trọng là các cụ được tạo một không khí tinh thần vui vẻ bằng những hoạt động vui chơi, giải trí sao cho không bị nhàm chán.
 
Thống kê cả nước có khoảng trên 400 cơ sở bảo trợ công lập nhưng mới chỉ tiếp nhận khoảng hơn 40 nghìn người cao tuổi. Hầu hết mô hình dưỡng lão ở Việt Nam đều được Nhà nước bảo trợ và được phân bổ theo địa giới hành chính, mỗi tỉnh từ một đến ba trung tâm, thực tế vẫn quá ít so với nhu cầu. Phần lớn sự chăm sóc chủ yếu còn mang tính trợ cấp trong khi lại thiếu các chính sách để hỗ trợ phát triển các cơ sở tư nhân tiếp nhận, nuôi dưỡng người cao tuổi. Tuy nhiên, việc thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn, bởi mức giá thuê đất và mặt bằng là khá cao.
 
Việc khuyến khích nhân rộng mô hình nhà dưỡng lão tư nhân hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và nhu cầu của xã hội. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp thuận lợi đầu tư vào các loại hình này, có chính sách ưu tiên thuế, đất đai, nguồn vốn… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi.
 
Nguồn: Hiếu Dân
098 559 8282