Logo
(+84) 835 99 66 88
news-top

Các ngày lễ: Tết Dương lịch (01/01 Dương lịch)

news-top

Các ngày lễ: Tết Nguyên đán (Tết Âm) Tân Sửu

news-top

Các ngày lễ: 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ

news-top

Các ngày lễ: Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch

news-top

Các ngày lễ: 20/3: Ngày Quốc tế Hạnh phúc

news-top

Các ngày lễ: 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/4: Ngày Cá tháng Tư

news-top

Các ngày lễ: 30/4: Ngày giải phóng miền Nam

news-top

Các ngày lễ: 1/5: Ngày Quốc tế Lao động

news-top

Các ngày lễ: 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

news-top

Các ngày lễ: 13/5: Ngày của mẹ

news-top

Các ngày lễ: 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi

news-top

Các ngày lễ: 6/6: Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 17/6: Ngày của cha

news-top

Các ngày lễ: 21/6: Ngày báo chí Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 28/6: Ngày gia đình Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 11/7: Ngày dân số thế giới

news-top

Các ngày lễ: 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ

news-top

Các ngày lễ: 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 19/8: Ngày tổng khởi nghĩa

Những điều cần lưu ý về hệ tim mạch của người cao tuổi

Ngày đăng: 25/08/2021
Khi các mạch máu dần xơ cứng và giảm tính đàn hồi, sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cơ tim bị dày lên, gây ra các bệnh tim mạch ở người cao tuổi.
1. Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp
Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.

Những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý như:
  • Cao huyết áp;
  • Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim; thiếu máu não
  • Nặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim; đột quỵ não
  • Rối loạn nhịp tim; Suy tim

2. Nguyên nhân nào gây bệnh tim mạch ở người già
Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
 
Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp - một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
 
Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn cả về sức co bóp lẫn tần số tim, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên, trong khi các mạch máu (có cả động mạch vành tim) bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
 

 
3. Người cao tuổi cần làm gì khi thấy các triệu chứng của bệnh lý tim mạch?
Khi gặp các triệu chứng như: đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, ... cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các sở sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.
 
4. Cách phòng bệnh tim mạch ở người già
Để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, cần phải:
  • Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao. Khi tình trạng cholesterol trong máu cao sẽ đóng mảng ở thành mạch máu, gây ra xơ vữa động mạch, dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim.
  • Người lớn tuổi nếu bị béo phì cần giảm cân để phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người già.
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy, tăng đông máu và gây tổn thương thành mạch... Uống nhiều rượu làm tăng triglyceride sẽ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Tăng cường vận động cơ thể để giúp tăng tiêu hao năng lượng, hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người không thường xuyên hoặc không vận động sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn so với người chăm chỉ tập luyện và vận động, rèn luyện cơ thể.
  • Cần hạn chế và tránh bị căng thẳng, stress. Khi bị stress, sẽ khiến nhịp tim tăng và làm tăng huyết áp.


 
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi, cần thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, khoảng 6 tháng một lần. Nên đăng ký gói khám có bao gồm đo điện tim và xét nghiệm mỡ trong máu để theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe.
098 559 8282