Logo
(+84) 835 99 66 88
news-top

Các ngày lễ: Tết Dương lịch (01/01 Dương lịch)

news-top

Các ngày lễ: Tết Nguyên đán (Tết Âm) Tân Sửu

news-top

Các ngày lễ: 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ

news-top

Các ngày lễ: Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch

news-top

Các ngày lễ: 20/3: Ngày Quốc tế Hạnh phúc

news-top

Các ngày lễ: 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/4: Ngày Cá tháng Tư

news-top

Các ngày lễ: 30/4: Ngày giải phóng miền Nam

news-top

Các ngày lễ: 1/5: Ngày Quốc tế Lao động

news-top

Các ngày lễ: 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

news-top

Các ngày lễ: 13/5: Ngày của mẹ

news-top

Các ngày lễ: 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

news-top

Các ngày lễ: 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi

news-top

Các ngày lễ: 6/6: Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 17/6: Ngày của cha

news-top

Các ngày lễ: 21/6: Ngày báo chí Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 28/6: Ngày gia đình Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 11/7: Ngày dân số thế giới

news-top

Các ngày lễ: 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ

news-top

Các ngày lễ: 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam

news-top

Các ngày lễ: 19/8: Ngày tổng khởi nghĩa

Bí quyết bảo vệ sức khỏe người cao tuổi

Ngày đăng: 26/08/2021
Với người cao tuổi, sức khỏe luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Hãy cùng xem những “bí quyết” chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế nào là tốt nhất dưới đây.
Phát hiện sớm các bệnh mãn tính
Xây dựng thói quen khám sức khỏe cho người cao tuổi sẽ giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn mầm mống.
 
Đo chiều cao, cân nặng: Thực hiện mỗi năm một lần, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe chung toàn cơ thể, phát hiện bệnh béo phì hoặc tình trạng suy dinh dưỡng, loãng xương. Hàng năm, chiều cao của người cao tuổi giảm dần, lưng còng thêm thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là bệnh loãng xương.
 
Đo huyết áp: Là cách đơn giản nhưng hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Người có số đo huyết áp >140/90 mmHg là bị bệnh tăng huyết áp. Bạn nên ghi lại số đo huyết áp mỗi lần đo để theo dõi.
 

Chụp X-quang phổi: Bệnh lý mạn tính của phổi chiếm từ 50% đến hơn 70% ở người cao tuổi. Người bệnh nên làm xét nghiệm thông thường này để có thể phát hiện, phòng ngừa, điều trị sớm bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…
 
Đo điện tim: Đo điện tim hằng năm là rất cần thiết. Nếu bệnh được phát hiện sớm để theo dõi, điều trị thì người cao tuổi vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh.
 
Đo mật độ xương: Nên làm ở người trên 60 tuổi, người thấp nhỏ, phụ nữ sau mãn kinh, người hay phải dùng thuốc corticoid. Uống viên canxi, tăng cường vận động cơ thể, ngưng hút thuốc lá có thể phòng tránh được bệnh loãng xương…
 
Thăm trực tràng: Ung thư đại trực tràng hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi nhất thiết phải đi nội soi đại tràng để có những phát hiện kịp thời.
 
Dinh dưỡng tốt giúp chế ngự bệnh tật
Người có tuổi như “đèn treo trước gió”, cơ thể ngày một yếu dần. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Vì thế, họ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để có sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cơ hội dễ xâm nhập.
 

Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân (Bệnh viện Nhân Dân 115), thức ăn cho người cao tuổi cần đa dạng, giàu dưỡng chất, chế biến dưới dạng mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Nếu ăn cháo tốt nhất nên ăn cháo đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván... Người cao tuổi nên ăn món súp, món hầm, tốt nhất dùng cà rốt, khoai tây, đậu, nấm các loại. Nếu ăn canh, nên ăn rau ngót, rau dền, hoa thiên lý, đu đủ, cải xoong, bí đao. Nếu ăn cá nên ăn cá lóc, cá bống và các loại cá nạc ít mỡ dưới dạng nấu canh chua…
 
Người cao tuổi nên dùng cá thay thịt; khuyến khích dùng sữa tươi, sữa chua (yaourt): 250ml sữa tươi (hoặc 2 hũ yaourt) cung cấp 300mg canxi mỗi ngày. Khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no một lần. Bữa tối không nên ăn quá muộn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho tai biến mạch não, mạch vành.
 

Giấc ngủ ngon là "thuốc tiên"
Người già thường bị khó ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ suy giảm đáng kể, dẫn đến suy nhược cơ thể và tinh thần. Vì vậy, nên tập cho người cao tuổi thói quen ngủ và dậy vào khung giờ nhất định, giữ không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, ít ánh sáng. Đối với những người mắc chứng tiểu đêm nhiều lần, con cháu có thể cho dùng bỉm hoặc tấm lót dưới để bảo đảm vệ sinh và giúp họ không bị thức giấc nhiều lần.
098 559 8282